Trang chủ » Coding dojo » Data Analyst là gì? Tản mạn chuyện nghề Data Analyst

Data Analyst là gì? Tản mạn chuyện nghề Data Analyst

Ngày nay, dữ liệu là cơ sở quan trọng, là mấu chốt giúp doanh nghiệp có được cái nhìn toàn cảnh về toàn bộ hoạt động kinh doanh. Là ăn cứ để giải quyết các vấn đề của công ty và hoạch định kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Chính vì thế mà nghề Data Analyst (Chuyên viên phân tích dữ liệu) đang là vị trí khát nhân lực nhất hiện nay. Cơ hội việc làm rộng mở cùng mức thu nhập đáng mơ ước khiến nhiều người quan tâm đến công việc này. Vậy nghề Data Analyst là gì? Nghề Chuyên viên phân tích dữ liệu có gì thú vị? Hãy cùng CodeGym Online đi tìm hiểu nhé!

DATA ANALYST LÀ GÌ? 

data-analyst-la-gi

Chuyên viên phân tích dữ liệu là người chuyên làm việc với dữ liệu (thu thập, tổng hợp và sắp xếp dữ liệu bằng các công cụ trực quan thành các đồ thị, bản đồ, biểu đồ,…). Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể dựa vào để đưa ra các quyết định về chiến lược kinh doanh một cách chính xác, nhanh chóng hơn nhiều so với dữ liệu thô (chưa qua xử lý) giúp đem lại hiệu quả tối đa cho tình hình kinh doanh.

Tùy theo ngành nghề, dữ liệu mà Data Analyst xử lý sẽ khác nhau và kết luận được đưa ra dựa trên đặc thù của ngành nghề đó.

MỘT NGÀY CỦA DATA ANALYST SẼ LÀM GÌ? 

Chắc hẳn những bạn đang mong muốn theo đuổi ngành này sẽ đang thắc mắc liệu những công việc của một chuyên viên Phân tích dữ liệu trong một ngày sẽ như thế nào? Cùng CodeGym Online khám phá nhé!

mot-ngay-cua-chuyen-vien-phan-tich-du-lieu

Thường thì công việc chính của Data Analyst chủ yếu sẽ là:

  • Thu thập yêu cầu phân tích dữ liệu của các phòng bạn trong doanh nghiệp
  • Thực hiện các nghiệp vụ phân tích dữ liệu, bao gồm: thiết kế báo cáo tĩnh, động, các dashboard theo dõi vận hành, dashboard hỗ trợ khám phá dữ liệu trên công cụ báo cáo (như Power BI, Tableau, Qlik, Data Studio…
  • Phân tích dữ liệu và viết báo cáo:
    • Phân tích thông tin về thương hiệu và các vấn đề xã hội
    • Dự báo và nắm bắt xu hướng trong tương lai
    • Trình bày các nội dung trên bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ và đề xuất các hình thức minh hoạ hợp lý khác
    • Tối ưu các chiến dịch Marketing, Sales dựa trên dữ liệu đã thu thập được
  • Báo cáo thường xuyên cho quản lý và tương tác trực tiếp với khách hàng về diễn biến các sự kiện liên quan tới thương hiệu khách hàng
  • Thực hiện các công việc khác được phân công

ĐỂ TRỞ THÀNH DATA ANALYST GIỎI, CẦN NHỮNG KỸ NĂNG GÌ?

Ngoài những kỹ năng về giao tiếp, xử lý và giải quyết vấn đề, hay óc logic thì bạn cũng cần có những chuyên môn then chốt để thành công trong công việc chuyên viên Phân tích dữ liệu. Đọc tiếp xem nó là gì nhé!

1. Domain Expertise – Thực sự am hiểu về lĩnh vực

Làm chuyên viên phân tích dữ liệu ở mỗi lĩnh vực khác nhau, đòi hỏi bạn phải biết nghiên cứu và nắm vững kiến thức ngành nghề về lĩnh vực đó. Ví dụ: Bạn đang làm phân tích dữ liệu về ngành Công nghệ thông tin, bạn cần hiểu được kiến thức chuyên môn, xu hướng công nghệ,…

Nếu không hiểu được những gì bạn đang phân tích và xử lý thì sẽ rất khó để nghiên cứu dữ liệu, đưa ra nhận định và giải quyết. Hãy biến kiến thức về lĩnh vực bạn làm trở thành kỹ năng quan trọng của một nhà Data Analyst thực thụ.

2. Kỹ năng lập trình SQL & Python/R

Vì tính chất công việc liên quan rất nhiều đến thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu nên bạn cần nắm được kỹ năng cơ bản về lập trình. Kỹ năng lập trình gồm kỹ năng truy xuất dữ liệu cùng ngôn ngữ SQL và phân tích dùng Python hoặc ngôn ngữ R.

Bạn có thể bắt đầu với ngôn ngữ SQL trước nhé!

3. Kỹ năng trực quan hoá dữ liệu 

Trực quan hoá dữ liệu là biến nhứng dữ liệu thô trở nên sinh động và dễ hiểu hơn. Là một nhà phân tích dữ liệu, bạn cần phải có khả năng biến những con số, dữ liệu khô khan thành những câu chuyện dữ liệu để truyền đạt lại một cách trực quan nhất có thể.

Rất hiếm nhà tuyển dụng nào tuyển Data Analyst mà không yêu cầu trực quan hoá dữ liệu, vì nó đã là mộ trong những kỹ năng cốt lõi của chuyên viên phân tích dữ liệu.

4. Kiến thức thống kê

Kiến thức tổng quan về xác suất thống kê là một trong những kỹ năng không thể thiếu của Data Analyst. Đây sẽ là nền tảng giúp bạn định hướng phân tích, hiểu dữ liệu mà bạn đang làm việc. Việc hiểu số liệu thống kê sẽ giúp bạn đảm bảo phân tích dữ liệu của mình tránh được các lỗi logic phổ biến.

5. Kỹ năng kể chuyện

Data Analyst bản chất là biến dữ liệu phức tạp thành những kết luận đơn giản, dễ hiểu. Bởi vậy, để trở thành một chuyên viên phân tích dữ liệu giỏi bạn không chỉ ngày ngày chỉ vùi đầu vào máy tính cộng trừ nhân chia,…mè nên luyện tập cách kể những câu chuyện lôi cuốn phía sau số liệu một cách thuyết phục. Câu chuyện có thể được thể hiện qua Slide, hình vẽ, biểu đồ.

Đây cũng là kỹ năng tốt dành cho bất cứ ngành nghề nào, không chỉ có Data Analyst.

6. Một số kỹ năng khác 

Bên cạnh những kỹ năng trên, để trở thành chuyên viên phân tích dữ liệu giỏi, bạn cũng nên trau dồi thêm một số kỹ năng như:

  • Khả năng logic tốt
  • Kỹ năng tập trung, cẩn thận, chú ý đến từng chi tiết
  • Kỹ năng chịu khó tìm tòi, không ngại đặt câu hỏi khó

MỨC LƯƠNG CỦA MỘT DATA ANALYST CÓ ĐÁNG MƠ ƯỚC? 

Muc-luong-Data-Analyst

                   Phân bổ mức lương Data Analyst tại Việt Nam trên trang salaryExplorer.com

Mức lương khởi điểm của chuyên viên Phân tích dữ liệu dao động từ 10,000,000 – 15,000,000 đ/tháng (khoảng trên dưới 500 USD) tùy doanh nghiệp.

Với 1 – 2 năm kinh nghiệm, một Data Analyst có thể nhận được mức lương 1,000 – 1,500 USD/tháng. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận được thêm tiền thưởng trong một số đự án của công ty.

So với mặt bằng chung ở Việt Nam, thì mức lương này khá cao. Tuy nhiên, so với thị trường tại Mỹ thì lương của Data Analyst lại nằm ở mức trung bình.

CHUẨN BỊ TÂM THẾ CẠNH TRANH ỨNG TUYỂN VỊ TRÍ DATA ANALYST 

chuan-bi-CV-ung-tuyen-chuyen-vien-phan-tich-du-lieu

1. Nắm chắc kiến thức cơ bản

Là chuyên viên phân tích dữ liệu giỏi, bạn không cần quá xuất sắc về Toán, nhưng những kiến thức về descriptive statistics, regression, tabulation, t-test, chi-square…thì nên biết và làm thành thạo.

2. Tìm hiểu vị trí mình muốn 

Mỗi một vị trí Data Analyst sẽ có những yêu cầu về ngành học, kỹ năng và kiến thức khác nhau. Nếu bạn biết mình muốn làm về ngành nào, bạn nên tìm hiểu những thông tin nhà tuyển dụng đăng để biết được yêu cầu của họ như thế nào. Biết trước được ngành mình yêu thích và sẽ làm là một lợi thế để chuẩn bị hồ sơ tìm việc mang tính cạnh tranh hơn nhiều.

3. Học và thực hành

Trong quá trình học để trở thành một Data Analyst, bạn nên tìm đến một khoá học đào tạo bài bản để có người định hướng và vạch ra một lộ trình phát triển nghề nghiệp rõ ràng. Khoá học chuyên viên Phân tích dữ liệu là khoá học lý tưởng đế bạn bắt đầu theo đuổi ngành này.

4. Luôn thể hiện sự khiêm tốn, cầu tiến và ham học hỏi

Trong CV ứng tuyển, bạn không nên quá khoe khoang và nói quá về năng lực của mình. Bạn chỉ nên nói vừa đủ, chân thực và ngắn gọn về những gì mình biết. Thể hiện rõ tinh thần học hỏi, cầu tiến. Kể cả bạn biết nhiều hơn những gì nhà tuyển dụng hỏi cũng nên thể hiện thái độ lắng nghe và tiếp thu.

Hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều đề cao vai trò của data, số liệu, số lượng tuyển dụng vị trí này cũng ngày càng nhiều lên. Hy vọng, bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan và chi tiết nhất về ngành Data Analyst để bạn sẵn sàng trên con đường theo đuổi công việc này.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp về ngành CNTT, vui lòng liên hệ với CodeGym Online qua Fanpage: CodeGym Online – Học lập trình từ xa  

Đừng quên join group của CodeGym Online: Chuyện nghề gõ Code để được khám phá thêm nhiều điều thú vị trong ngành lập trình nhé!

Download - Giáo trình thuật toán

10 + 1 =

0 Lời bình

Gửi Lời bình

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

BẠN MUỐN HỌC LẬP TRÌNH?

GỌI NGAY

098 953 44 58

Đăng ký tư vấn lộ trình học lập trình

Đăng ký tư vấn, định hướng lộ trình học và giải đáp các thắc mắc về ngành nghề – Miễn phí – Online.

4 + 1 =

TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM
TƯ VẤN VỀ LỘ TRÌNH HỌC NGHỀ LẬP TRÌNH TẠI CODEGYM