Lập trình viên Front-end là người tập trung phát triển phía Client Side. Nói một cách dễ hiểu, họ là người tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm cho người dùng, là người phụ trách phát triển phần hiển thị và trải nghiệm người dùng cho website. Muốn trở thành một lập trình viên Front-end giỏi cần những yếu tố nào? Trong bài viết này, CodeGym Online sẽ giải đáp cho bạn.
Nội dung
- Front-end là gì?
- Lập trình viên Front-end là gì?
- Có nên theo học lập trình viên Front-end không?
- Lập trình viên Front-End cần những kỹ năng gì?
- 1. Kiến thức về HTML
- 2. Nắm vững CSS (Cascading Style Sheet)
- 3. Nắm chắc JavaScript
- 4. Kiến thức về các framework của JavaScript
- 5. Nắm vững kiến thức về CSS Preprocessors
- 6. Trang bị kiến thức về UX/UI design
- 7. Hệ thống quản lý phiên bản – Version Control/Git
- 8. Kinh nghiệm Responsive và Thiết kế Mobile
- 9. Một số kỹ năng mềm của lập trình viên Web Front-end
Front-end là gì?
Front-end là những gì mà người dùng nhìn thấy khi truy cập vào bất ký một trang web nào. Nói một cách dễ hiểu thì Front-end chính là giao diện của một website. Nó mang lại cho người sử dụng các trải nghiệm tương tác (nghe, nhìn) trên trang web đó. Vì thế, Front-end còn được gọi là “Client-side”.
Lập trình viên Front-end là gì?
Lập trình viên Front-end là người tập trung phát triển phía Client Side. Nói một cách dễ hiểu, họ là người tập trung vào mảng phát triển xây dựng giao diện và trải nghiệm cho người dùng, là người phụ trách phát triển phần hiển thị và trải nghiệm người dùng cho website. Front-end Developer chính là người quyết định CÁI NHÌN ĐẦU TIÊN của người dùng về trang web, đồng thời mang lại một trang web dễ dàng thao tác và sử dụng.
Những gì bạn nhìn thấy, “chạm”, “lướt”, tương tác trên một ứng dụng chính là kết quả của lập trình Front-end.
Có nên theo học lập trình viên Front-end không?
Xã hội đang trong kỷ nguyên cạch mạng công nghiệp 4.0 với sự bùng nổ của công nghệ và trí tuệ nhân tạo AI. Sự phát triển như vũ bão của thời đại công nghệ số khiến ngành Công nghệ thông tin chưa bao giờ hết “nóng”. Con người ngày càng hướng đến cái đẹp, sự thẩm mỹ. Vì vậy, mà cơ hội việc làm của lập trình viên Front-end vô cùng rộng mở.
Câu trả lời là CÓ nếu bạn đang phân vân có nên theo học lập trình viên Front-end hay không. Lập trình web sẽ có 3 hướng chính là: lập trình Front-end, lập trình back-end và lập trình fullstack. So với một bạn newbie mới vào nghề thì nên bắt đầu theo học Front-end trước. Vậy nên, hãy khởi động từ khoá học HTML/CSS để dựng một website tĩnh đơn giản. Tiếp theo là học kiến thức về xử lý website và bổ sung thêm kiến thức về Javascript hoặc Jquery và các frameworks liên quan.
Lập trình viên Front-End cần những kỹ năng gì?
Bất kỳ một lập trình viên web Front-End nào cũng đều cần nắm chắc kiến thức về JavaScript, HTML và CSS. Bên cạnh đó, bạn cũng cần học chuyên sâu thêm các framework như: Bootstrap, Foundation, AngularJS, ReactJS,… và các thư viện như jQuery, LESS của Javascript.
1. Kiến thức về HTML
HTML là viết tắt của Hypertext Markup Language – ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản.
Đây là phần cốt lõi của website, nó cung cấp phần thiết kế, giao diện tổng quan và chức năng của website. Nó giúp người dùng tạo và cấu trúc các thành phần trong trang web, ứng dụng, phân chia các đoạn văn, heading, links, blockquotes,…
Đây cũng là ngôn ngữ đầu tiên bạn cần học để theo đuổi lập trình web Front end.
2. Nắm vững CSS (Cascading Style Sheet)
Nếu HTML được là một bộ khung cho ngôi nhà thì CSS giống như phần nội thất trang trí cho trang web. CSS sẽ giúp người dùng có thể thêm thắt các yếu tố hút mắt cho trang web một cách linh hoạt, chính xác hơn. CSS phân biệt cách hiển thị của trang web với nội dung chính của trang bằng cách điều khiển bố cục, màu sắc, và font chữ.
Mối liên hệ giữa HTML và CSS rất chặt chẽ với nhau. HTML là ngôn ngữ nền tảng của site và CSS định hình phong cách (tất cả những gì tạo nên giao diện website), chúng là không thể tách rời.
3. Nắm chắc JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình dùng để tạo ra tương tác giữa người dùng và giao diện website. Đi cùng với HTML và CSS, Javascript là 1 trong 3 thành phần không thể thiếu trong việc xây dựng giao diện website.
JavaScript có một số ưu điểm như:
- JavaScript hỗ trợ tất cả các trình duyệt mà không cần plug-in
- Hỗ trợ thiết kế trang web động và các hiệu ứng hình ảnh qua DOM
- Có thể thực hiện được một số tác vụ như tự động thay đổi hình ảnh, kiểm tra thông tin nhập vào…
4. Kiến thức về các framework của JavaScript
Trong Javascript, tồn tại những “bộ khung” được tạo nên từ các đoạn code, thư viện nhằm tối giản công sức phát triển ứng dụng. Những bộ khung như vậy đó được gọi là framework. Chúng giúp bạn quản lý các dòng code, loại bỏ trùng lặp không cần thiết. Với việc thành thạo các framework này, lập trình viên phải triển web sẽ tiết kiệm thời gian, công sức và làm việc dễ dàng nhanh hơn rất nhiều.
Một số framework cua JavaScript là AngularJS, Backbone, Ember, ReactJS.
5. Nắm vững kiến thức về CSS Preprocessors
CSS Preprocessors là “ngôn ngữ tiền xử lý CSS”. Đây là một ngôn ngữ kịch bản mở rộng của CSS và được biên dịch thành cú pháp CSS giúp bạn viết CSS nhanh hơn và có cấu trúc rõ ràng hơn. Việc sử dụng CSS Preprocessors giúp bạn tiết kiệm thời gian code, logic hóa và cấu trúc các đoạn mã CSS để cho CSS tiến đến gần hơn với một ngôn ngữ lập trình.
Đơn giản hơn thì CSS preprocessors là một ngôn ngữ kịch bản mở rộng của CSS. Nó cho phép developer viết mã từ một ngôn ngữ nào đó, ngôn ngữ đó ở đây chính là SASS/SCSS, LESS hay một ngôn ngữ tương tự, sau đó biên dịch nó thành CSS.
6. Trang bị kiến thức về UX/UI design
UI UX là cách gọi tắt của User Interface (Giao diện người dùng) và User Experience (Trải nghiệm người dùng). Nếu UI là thiết kế giao diện trực quan cho website, không liên quan đến code thì UX là việc thực hiện nghiên cứu cách người dùng sử dụng trang web, từ đó đưa ra những thay đổi nhằm tăng trải nghiệm của người dùng.
UI và UX là hai yếu tố rất quan trọng trong thiết kế website mà mọi lập trình viên Web Front-end cần nắm chắc.
7. Hệ thống quản lý phiên bản – Version Control/Git
Một trong những kỹ năng không kém phần quan trọng như HTML/CSS là Version Control/Git. Version Control/Git như 1 nguồn mở cực ổn định, là công cụ bạn sẽ dùng để truy ra những thay đổi để bạn có thể trở về 1 phiên bản trước đó, giúp tìm và chỉnh sửa lại những sai sót mà không mất công làm mọi thứ rối tung lên.
8. Kinh nghiệm Responsive và Thiết kế Mobile
Hiện nay, tỉ lệ truy cập vào web bằng mobile đã phổ biến rất nhiều so với desktop. Kỹ năng thiết kế giao diện web trên mobile cũng là kỹ năng mà các lập trình viên web cần nắm vững. Responsive design là công việc thiết kế sao cho nó tương thích với nhiều loại thiết bị điện tử sử dụng nhiều kích thước hiển thị khác nhau.
9. Một số kỹ năng mềm của lập trình viên Web Front-end
Bên cạnh kiến thức chuyên môn, các lập trình viên web cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm phù hợp với vị trí của mình để công việc diễn ra thuận lợi hơn. Hãy luôn trau dồi sự chuyên nghiệp của mình thông qua một số kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng xử lý và giải quyết vấn đề,…
Nếu có thể, hãy tham gia một khoá học đào tạo về Web Front end Developer để có được cho mình lộ trình học tập bài bản và được đào tạo thêm kỹ năng mềm. Đó là một trong những phương pháp để bạn đến với con đường lập trình viên web Front end nhanh nhất.
Liên hệ với CodeGym Online qua Fanpage: CodeGym Online – Học lập trình từ xa hoặc Hotline: để được tư vấn miễn phí 1:1 nhé!
Đừng quên join group của CodeGym Online: Chuyện nghề gõ Code để được khám phá thêm nhiều điều thú vị trong ngành lập trình nha.
0 Lời bình